Hôm nay 08/8/2013, hơm 30 tình nguyện viên của xã Lê Ninh cùng hàng trăm, hàng nghìn tình nguyện viên của các xã khác trong khu Bắc An Phụ huyện Kinh Môn sẽ có mặt tại hội trường UBND xã Thái Sơn để hiến máu nhân đạo theo thư kêu gọi của Hội Chữ Thập Đỏ huyện Kinh Môn để góp phần cứu sống những mảnh đời bất hạnh!.
Xét về khía cạnh khoa học, nhiều tài liệu và thực tế đã khẳng định ( xin không viết lại mà trích dẫn các bài viết ở các đường Link dưới đây:)
http://chuthapdoyenbai.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=87&Itemid=28;
http://www.hutech.vn/phongctsv/index.php?option=com_content&view=article&id=499:tim-hiu-v-hin-mau-nhan-o&catid=36:y-te-hoc-duong
http://www.phununet.com/wikiphununet/ChiTietWiki.aspx?m=0&StoreID=13665
Một người khỏe mạnh, không mắc các bệnh truyền nhiễm có đủ cân nặng và các chỉ số huyết học bình thường đều có thể hiến máu mà hoàn toàn không ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân. Tuy nhiên, trên thực tế, tôi đã gặp khá nhiều người có ý kiến cho rằng sau khi hiến máu sẽ bị béo phì (!) hoặc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Riêng tôi cũng đã từng cho máu và ở xã nhà cũng đã có rất nhiều người từng hiến máu tình nguyện hoặc cho máu người thân. Tất cả những người đó và cả tôi đều vẫn thấy bình thường, không béo phì hay yếu đi vì cho máu như thông tin vừa nêu đâu!.
Về góc độ nhân đạo: Không ai mong muốn bản thân phải rơi vào hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng được như người ta mong muốn! Mỗi ngày trên cả nước có biết bao nhiêu ca bệnh cần được truyền máu để qua cơn hoạn nạn. Bệnh nhân cần máu bởi muôn vàn lí do khác nhau. Có người do cơ thể suy nhược, có người do bệnh lý về máu, có người do tai nạn rủi do, có người vì bị người khác gây thương... và có cả những người coi thường mạng sống của bản thân mà làm điều dại dột...! Tuy nhiên tất cả những người đó, khi đã lâm vòng nguy biến, họ cần lắm những giọt máu nghĩa tình để có thể thoát khỏi lưỡi hái của tử thần. Ai đã từng trải qua những giây phút nguy kịch đó càng thấy rõ giá trị của việc hiến máu tình nguyện quý giá biết nhường nào! Dân gian đôi khi có vẫn thường truyền nhau câu nói " Một giọt máu đào hơn ao nước lã" để chỉ giá trị của máu nhưng theo tôi nghĩ, câu đó để chỉ về mối quan hệ dòng dõi thôi. Tôi thực sự đồng cảm với khẩu hiệu " Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại!" .
Làm gì để tạo điều kiện cho cuộc vận động hiến máu nhân đạo tình nguyện được tốt hơn? Câu hỏi này để dành cho các nhà lãnh đạo các địa phương. Thực tế cho thấy, cuộc vận động này đã được các cấp, các ngành tổ chức phát động khá rầm rộ, nhưng đơn vị chủ quản thì gần như chỉ có Hội Chữ Thập Đỏ cơ sở là đơn vị trực tiếp tham mưu với lãnh đạo chính quyền địa phương về công tác tổ chức triển khai vận động; (đương nhiên là có BCĐ và đầy đủ các thành viên!) tổ chức đưa đón và bồi dữơng cho các tình nguyện viên đi, về khi hiến máu, trong khi ngân sách địa phương dành cho hoạt động của Hội CTĐ cấp xã chỉ vài trăm nghìn một năm! vậy là Chủ tịch Hội lại phải làm cái việc muôn thủa của Hội là "Xin" ! Nhưng đây không phải là xin của người có để cho người nghèo mà là XIN từ ngân sách xã để chi cho một việc làm nhân đạo! Tại sao từ các cấp trên không bố trí riêng một khoản tiền thiết yếu cho riêng việc này từ đầu năm ngân sách để đỡ làm khó cho cả hệ thống bộ máy cấp xã nhỉ!...
Lời bàn: Hiến máu nhân đạo tình nguyện là một nghĩa cử vô cùng thiêng liêng, cao đẹp. Nghĩa cử đó thể hiện tình nhân ái, thương người như thể thương thân bởi lẽ những tình nguyện viên hiến máu đã chia sẻ chính sự sống của họ để góp phần cứu sống những người bệnh hiểm nghèo cần máu để qua cơn nguy kịch. Máu là thứ tài sản vô cùng quý giá liên quan đến sự sống của con người mà họ còn hiến tặng được thì đối với họ, những giá trị vật chất để bù lại dòng máu đó chẳng có ý nghĩa gì. Tuy nhiên, để người hiến máu được yên tâm, phấn khởi thì cũng cần được sự quan tâm hơn trong công tác tổ chức đón tiếp, kỹ thuật lấy máu và ghi nhận của các cấp có thẩm quyền để ngày càng có nhiêu người tình nguyện hiến máu. Đặc biệt, trong quá trình đón tiếp cần tổ chức khoa học về địa điểm , số lượng người để tránh trường hợp các tình nguyện viên phải đi xa, chờ đợi ... Quá trình lấy máu, các kỹ thuật viên phải thực sự để tâm vào công việc, sử dụng y cụ đảm bảo kỹ thuật và vệ sinh, lấy đúng, đủ lượng cho phép theo thể trạng của tình nguyện viên, tránh tình trạng lấy quá nhiều gây sốc cục bộ> (Năm 2011 đã có tình trạng sau khi hiếm máu bị ngất). Việc ghi nhận hiến máu cho các tình nguyện viên cũng cần được các cấp quan tâm. Nhà nước cần có quy định cụ thể về việc ưu đãi đối với những người hiến máu theo số lần và lượng máu hiến tặng, đồng thời đặc biệt quan tâm miễn phí cho các tình nguyện viên khi không may phải truyền máu và miễn giảm viện phí cho họ tại tất cả các bệnh viện trên toàn quốc để ngày càng có nhiều người hưởng ứng phong trào này./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét