Trong cuộc sống nhân sinh, con người sống không thể
thiếu tình thương, song nói đến chữ “tình” thì không có thứ tình cảm nào có thể
sánh bằng tình thương của cha mẹ. Đó là một thứ tình yêu thiêng liêng, cao cả,
mênh mông sâu xa như biển thẳm không bờ. Một thứ tình thương không đối tượng so
sánh, cũng chẳng bút mực, ngôn từ nào có thể diễn tả trọn vẹn, chỉ có thể tạm
ví như ngọn Thái Sơn hay nước trong nguồn chảy ra.
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Tuy nhiên, tình thương cha mẹ dành cho các con còn hơn
thế nữa. Ngọn Thái Sơn dẫu có uy nghi, hùng vĩ bao nhiêu cũng không thể mãi
đứng hiên ngang bất diệt và nước trong nguồn cũng có khi phải cạn. Nhưng tình
cha nghĩa mẹ thật khó nghĩ bàn, không vơi đầy thay đổi theo dòng chảy của thời
gian. Tình thương cha mẹ đã trở thành suối nguồn bất tận, tích tụ, vun bón từ
bao đời và thẩm thấu thành máu xương, gan thịt của người. Chỉ một việc tưới tẩm
cuộc đời con, dù các con có ngoảnh mặt hay hân hoan đón nhận thì tình thương kia
vẫn canh cánh bên lòng không một chút lãng xao, luôn âm thầm chở che, dìu dắt
và dõi theo từng bước chân bé bỏng của con đang chập chững bước vào đời. Tình
cha, tình mẹ sẽ mãi mãi là một bản tình ca muôn đời bất diệt của các con. Tình
thương ấy nào có khác nhau, xuất phát từ một thể mà được biểu hiện qua hai khía
cạnh cuộc đời.
Nói đến tình mẹ thì dường như ai cũng dễ dàng cảm nhận
được, bởi đó là thứ tình thương ngọt ngào, gần gũi, thân quen bằng cử chỉ âu
yếm, vỗ về, nâng niu, bảo bọc với những ngôn từ nhẹ nhàng, trìu mến v.v… luôn
đem đến cho con một cảm giác êm mát, dịu hiền, một suối nguồn hạnh phúc trào
dâng. Mẹ lúc nào cũng quấn quýt bên con, luôn chia sẻ với con những vui buồn,
được mất, những nỗi niềm tâm sự nhỏ to, đáp ứng mỗi yêu cầu và ước muốn của
con. Tình mẹ là thế, còn tình cha thì sao? Cha không thể hiện bằng tình thương
ngọt ngào như chuối ba hương, như xôi nếp một, như đường mía lau giống mẹ. Tình
cha vừa thâm trầm, lắng đọng vừa nghiêm khắc giá băng, nhưng cũng rất dạt dào,
dịu ngọt nếu ai đó biết tận hưởng được tấm lòng cha:
“Tấm lòng cha một đời con đâu hiểu
Bởi tình cha luôn lắng dịu ngọt ngào
Tuy giá băng nhưng sâu thẳm dạt dào
Cho mà chẳng mong chút nào đền đáp”.
Bởi tình cha luôn lắng dịu ngọt ngào
Tuy giá băng nhưng sâu thẳm dạt dào
Cho mà chẳng mong chút nào đền đáp”.
Tình cha không những lai láng dịu mềm như dòng nước mà
nó còn ấm áp, đượm nồng như vầng thái dương, uy nghi sừng sững, oai hùng như
núi Thái luôn che chắn bão giông cho con được tắm mình dưới bầu trời quang
đãng. Cha âm thầm, lặng lẽ như chiếc bóng theo sát cuộc đời con và che chở con
bằng bóng râm mát dịu của đời mình:
“Do tình cha muôn thuở vốn không lời
Trong lặng lẽ, âm thầm như chiếc lá”.
Và: “Bên đời con, cha một bóng âm thầm
Luôn che chở bằng bóng râm mát dịu”.
Trong lặng lẽ, âm thầm như chiếc lá”.
Và: “Bên đời con, cha một bóng âm thầm
Luôn che chở bằng bóng râm mát dịu”.
Đúng vậy, tình cha là như thế đó, thật thâm trầm và
sâu thẳm mặn mà, nếu chúng ta không có cái nhìn tinh tế và cảm nhận sâu sắc thì
không dễ gì thấy được tấm lòng cha:
“Buồn hay vui cha cũng không để dạ
Khóc hay cười cha để cả trong tim
Như đại dương lòng biển cả lặng im
Trong sâu thẳm tiềm tàng nhiều bí ẩn”.
Khóc hay cười cha để cả trong tim
Như đại dương lòng biển cả lặng im
Trong sâu thẳm tiềm tàng nhiều bí ẩn”.
Nếu ai đó thử trầm mình vào thế giới của cha, thì sẽ
khám phá ra một kỳ quan tuyệt hảo nhất là trái tim thương yêu vô bờ bến của
cha, một tình thương dạt dào bát ngát như biển trời, chẳng khác nào tình thương
của mẹ. Nhưng tình cha hiếm khi biểu lộ ra bên ngoài mà nó biểu lộ bằng sự âm
thầm lặng lẽ lại mộc mạc đơn sơ. Chính sự âm thầm lặng lẽ, không lời của cha
đôi khi làm cho các con vô tình lãng quên đi sự hiện diện của cha trong cuộc
đời mình. Cũng vì thế mà hình tượng người cha hiền kính yêu của chúng ta bị lu
mờ bên ánh hào quang rực rỡ của mẹ trong hầu hết các áng văn thơ. Trong kho
tàng văn chương của nhân loại, có biết bao áng thơ văn ngợi ca về mẹ với đầy đủ
chi tiết hình ảnh, ngôn từ đẹp đẽ nhất, thiêng liêng nhất. Đó cũng là niềm kiêu
hãnh, là điều diễm phúc của tất cả những người con. Nhưng bên cạnh đó, hình ảnh
người cha lại mờ ảo, nhạt nhòa khiến cho cõi lòng một vài người con phải xít xa
tê tái. Thử hỏi trong áng văn thơ đã có được bao nhiêu bài nhắc đến tình cha.
Có không ít nhà văn, nhà thơ đã viết rất nhiều và rất dạt dào về mẹ, nhưng cả cuộc
đời chưa một lần viết để tặng cha. Điều đó phải chăng vì ngôn ngữ thiếu từ hay
cha là người hùng hổ, bạt bẽo, thiếu trách nhiệm, thiếu tình thương mà khiến
cho hầu hết mọi người đều vô tình lạnh nhạt với một tình yêu cao cả không thể
thiếu trong cuộc sống thành nhân.
Không, cha không là người bạt bẽo, hùng hổ, cũng không
phải là người thiếu tình thương trách nhiệm. Ngược lại, cha là người luôn chu
toàn bổn phận, luôn ngọt ngào, nồng ấm bên cạnh cuộc đời con. Chỉ lặng lẽ bên
con như bóng với hình, từng bước chân con đi luôn có bóng hình cha đều bước.
Nếu mẹ là lời ru đưa con vào giấc ngủ thì cha sẽ là tiếng đàn giữ cho lời ru
thêm ấm mãi. Nếu mẹ là mặt đất ôm ấp đàn con, thì cha sẽ là bầu trời trong xanh
cho con vươn mình trong nắng ấm. Cha lo lắng cho con từng miếng ăn giấc ngủ,
chăm sóc con lúc nóng lạnh ấm đầu, dạy dỗ con từ lúc bập bẹ ê a cho đến ngày
khôn lớn trưởng thành, cha vẫn mãi lo cho con đến hơi tàn tắt lịm, cả đời cha
cặm cụi lao nhọc chỉ vì hạnh phúc của đàn con thân yêu. Vì cuộc sống ấm no trọn
vẹn đôi đường tinh thần vật chất của các con, cha hy sinh nào có ngại khổ gì
gian nan, cha bươn chải, tảo tần, thức khuya dậy sớm, một nắng hai sương, dãi
dầu mưa gió tìm kế mưu sinh để cho các con theo kịp với người. Mặc dầu bận bịu
với tháng ngày lao nhọc, cha vẫn không quên dành thời gian chăm chút, dạy dỗ,
hướng dẫn con trong đại học trường đời. Cha nhẹ nhàng dìu bước chân con, nâng
con dậy mỗi lần con vấp ngã. Cha rèn luyện cho con ý chí kiên cường và lòng quyết
tâm, giúp con ươm xanh những ước mơ và hoài bảo của mình, dẫn dắt con thơ làm
quen với sương gió, gian khổ để sau này con dễ hòa nhập và vững bước trên đường
đời vạn nẻo khi không còn bóng hình cha bên cạnh.
“Trên bước đường đời lắm bụi rơi
Ngàn mây trong mắt chẳng ngừng trôi
Cha đưa con giữa ngàn sương gió
Là để con thêm hiểu nghĩa đời”.
Ngàn mây trong mắt chẳng ngừng trôi
Cha đưa con giữa ngàn sương gió
Là để con thêm hiểu nghĩa đời”.
Khi con khôn lớn, trưởng thành với tuổi xuân phơi phới
thì cũng là lúc thân cha gầy hiu hắt, khẳng khiu như những cành cây qua thu
vàng rụng lá để trơ cành chuẩn bị đương đầu với cái giá lạnh của mùa Đông. Ôi!
thật xót xa với tình cha vời vợi-dù sự sống chỉ còn lèo lạt chất vần.
Không ngừng theo bước chân con và thỏ thẻ rót vào tâm
hồn con đạo nghĩa làm người. Trong trường đại học của con, nếu mẹ dạy con tình
thương yêu và lòng nhẫn nại thì cha dạy con lòng cao thượng bao dung và un đúc
trong con lòng trung kiên và ý chí bất khuất, chính vì thế, một người con có
thành nhân là nhờ sự thừa hưởng hài hòa giữa tình cha tình mẹ. Thiếu một trong
hai yếu tố ấy thì người con đã mất đi phân nửa cuộc đời. Nếu rủi thay thác cha
hay mẹ, trẻ thơ kia đâu còn cái tuổi hồn nhiên vô tư:
“Còn cha gót đỏ như son
Một mai cha chết, gót con đen sì”.
Một mai cha chết, gót con đen sì”.
Qua câu ca dao trên, ta có thể thấy được trách nhiệm
và vị trí của người cha đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với cuộc đời
con. Vì vậy, dù mai đây trên vạn nẻo đường đời, mong rằng những người con đừng
bao giờ lãng quên một điều, cuộc sống của ta có được hôm nay là do sự đắp xây
và đánh đổi bằng cả cuộc đời hy sinh thầm lặng của cha, từng nhịp thở, từng
bước chân ta luôn có sự hiện diện của cha trong đó. Diễm phúc thay cho những ai
còn cha xin hãy cố gắng nâng niu, trân quý, phụng dưỡng, kính thờ để chuỗi ngày
dài khỏi hối tiếc ăn năn. Đức Bổn sư Thích-ca từng dạy: “Hạnh hiếu là hạnh Phật”,
“Cha mẹ hiện tiền như Phật tại thế” v.v... Tất cả điều ấy cũng chỉ nhằm khuyên
nhắc chúng ta đừng quên cái đạo nghĩa làm con và biết trân quý những gì đã và
đang thừa hưởng từ cha mẹ. Xót thương thay cho những ai bất hạnh không còn cơ
hội phụng dưỡng hiếu với cha, đó là sự thiệt thòi lớn nhất trong cuộc đời con
không gì bù đắp được. Nhưng nếu ai biết lưu giữ bóng hình cha bằng sự thể hiện
qua lời nói, ý nghĩ, việc làm tốt đẹp, thì người ấy đã giữ được bên mình suối
nguồn tươi mát thiêng liêng nhất của tình cha.
Mùa Vu Lan dù sẽ đi qua, nhưng hương sắc của mùa hoa
hiếu hạnh không chỉ dừng lại ngay đó mà nó luôn vun bồi và hằng đắp trong mỗi
phút giây thực tại của cuộc sống, ngay trong từng tâm niệm của chúng ta. Thế
nên, để thể hiện tấm lòng của một người con, xin các anh các chị, các em và
tôi, chúng ta hãy cố gắng làm một điều gì đó thật đơn giản mà thánh thiện để
cho hương thơm của hoa hiếu hạnh ngàn đời vẫn luôn tỏa rạng, cho đạo lý từ bi
từ đây được khai hoa kết trái trong vườn ươm đạo lý nhiệm mầu giải thoát. Tình
cha sẽ mãi mãi hiện hữu trên bước đường của những người con đang trực diện quay
về.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét