Thứ Tư, 27 tháng 3, 2024

Đón bằng công nhận Di tích lịch sử cấp tỉnh chùa Ninh Xá (Yên Quang tự)

 Chùa Ninh Xá xã Lê Ninh (Kinh Môn - Hải Dương) có tên chữ là Yên Quang tự, được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI. Đây là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân Ninh Xá. Ngôi chùa được khởi dựng vào thế kỷ XVI; lần trùng tu, tôn tạo gần nhất trước khi thống nhất đất nước vào thời Nguyễn (năm Kỷ Mão - 1939). Chùa có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Vì địa thế thuận lợi của vùng đất này nên năm 938, Đức Vương Ngô Quyền đã chọn Ninh Xá làm căn cứ đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

Ngày nay vẫn còn chứng tích liên quan đến việc cất giấu quân lương, vũ khí của nghĩa quân như khu vườn vông, nơi cất giấu quân lương; Vườn Quan, nơi điểm quân; Đầm thuyền, nơi cất giấu thuyền chiến.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 3 (1288), vùng Ninh Xá được Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn chọn làm căn cứ đóng quân, phục kích địch khi chúng từ Vạn Kiếp rút chạy qua sông Kinh Thầy.

Toàn cảnh chùa Yên Quang​

Trong thời kỳ phong kiến và chiến tranh chống thực dân Pháp xâm lược, dưới sự trụ trì của sư cụ Nguyễn Đăng Khoa (Hiệu là Thanh Liên nghĩa là bông sen xanh) và sau đó là nhà sư Nguyễn Sĩ Huệ - người làng Ninh Xá, ngôi chùa đã chứng kiến nhiều biến thiên, thăng trầm của xã hội đương thời và trở thành chứng tích của nhiều sự kiện lịch sử địa phương. Năm 1946, nhà sư Nguyễn Sĩ Huệ trụ trì chùa lúc đó cũng là đảng viên dự bị cùng đồng chí Vũ Văn Thú, Ủy viên Ủy ban Kháng chiến xã đã chọn nơi này để họp bàn kế hoạch  và tổ chức các cuộc chống càn của giặc, bảo vệ nhân dân. Do có chỉ điểm, sau đó sư Huệ bị địch bắt nhưng không kahi thác được gì nên được chúng thả về và tiếp tục tham gia hỗ trợ lực lượng cách mạng của ta.
Năm 1947, trước tình hình thực dân Pháp hành quân đánh chiếm các xã ven đường 186, do Ninh Xá được công nhận là nơi chiến đấu tốt nên cán bộ Việt Minh của huyện đã về tập hợp điểm quân và họp bàn tại chùa để chuẩn bị chiến đấu và phục vụ chiến đấu.
Từ năm 1947-1950, chùa còn là nơi mở các lớp bình dân học vụ. Năm 1953, chùa là nơi trú ẩn của bộ đội ta. Một thời gian sau do có việt gian chỉ điểm, quân Pháp đã dùng đại liên, pháo cối bắn phá dữ dội làm hỏng 5 gian tiền đường.
Năm 1948, chùa tiếp tục là nơi ẩn nấp để hoạt động cách mạng của cán bộ Việt Minh. Trong đó có đồng chí Trần Quang Thanh - Chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến huyện Kinh Môn. Nhờ sự che chở của chùa mà thoát khi bị địch truy lùng. 
Năm 1953, do có một số việt gian chỉ điểm, địch biết lực lượng du kích Việt Minh của ta đang hoạt động ở chùa nên chúng đã dùng đại liên, pháo cối, moóc-chê bắn dữ dội vào khu vực chùa Ninh Xá và các hộ dân xung quanh làm nhiều người dân chết oan, 5 gian tiền đường của chùa bằng gỗ lim bị cháy hỏng nặng, Cũng trong năm này, đội lính Lê dương của Pháp kéo nhiều lần vào chùa lùng sục nhằm bắt cán bộ của ta nhưng đều thất bại. Tức giận, chúng đã lấy tượng Đức Thánh Hiền mang đi nhưng vài hôm sau lại mang trả. Người dân địa phương cho rằng sự linh thiêng hiển ứng của chùa đã làm cho chúng sợ hãi nên chúng mang trả lại tượng vào vị trí cũ và về sau không dám đụng đến ngôi chùa này nữa. Hòa bình lập lại, năm 1954, được sự hỗ trợ của chính quyền, Sư Nguyễn Sĩ Huệ đã cùng nhân dân trong làng góp công, góp của tu sửa lại 5 gian tiền đường của chùa theo lối "thượng thực- hạ hư" để tiếp tục phụng thờ, tu tập. 
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, chùa Ninh Xá lại được chọn là nơi chứa kho thóc của Huyện ủy Kinh Môn để phục vụ kháng chiến. Năm 1994, nhân dân trong làng đã một lần nữa cùng nhau tu sửa lại những hạng mục chính như dui, mè, đảo ngói, chát tường, tô tượng, sửa gác chuông ... 
Trải qua năm tháng và chiến tranh tàn phá. Ngôi chùa cổ của làng đã bị xuống cấp nghiêm trọng, cột kèo, dui mè đều đã bị mối mọt, mục nát, mái ngói đã bị xô, vỡ, trời mưa là dột thấm làm cho tốc độ xuống cấp của ngôi chùa càng nhanh hơn và làm cho những pho tượng cổ trong chùa cũng phải chịu chung số phận.
Thời gian không chờ ta! Những di sản quý giá cả về mặt tâm linh, tín ngưỡng lẫn giá trị nghệ thuật và hơn thế nữa là giá trị đạo đức được gửi gắm trong những di sản đó mà ông cha để lại không thể để mai một thêm được nữa. Được sự nhất trí cho phép của các cơ quan chức năng và sự hưởng ứng nhiệt tình của toàn thể nhân dân trong làng và tất cả những người con quê hương Ninh Xá đang học tập, công tác, sinh sống xa quê mà đặc biệt phải kể đến sự đóng góp công đức tài trợ chính của gia đình cụ Lê Đình Ấn cùng con là ông Lê Đình Long, người con của quê hương Ninh Xá đang công tác và sinh sống tại Hà Nội. Ngày 27 tháng 4 năm 2011 (nhằm ngày 25/3 năm Tân Mão) Nhân dân trong làng đã tổ chức Lễ khởi công trùng tu – tôn tạo chùa Yên Quang. Sau 8 tháng triển khai thi công nghiêm túc, khẩn trương và trách nhiệm cao, đến ngày 31 tháng 12 năm 2011, toàn bộ  công trình trùng tu tôn tạo Yên Quang tự đã hoàn chỉnh. Tổng giá trị trùng tu, tôn tạo chùa và các hạng mục liên quan lên đến trên 4 tỷ đồng. Trong đó riêng gia đình ông Lê Đình Long đã công đức toàn bộ phần chùa chính với số tiền trên 3 tỷ đồng, còn lại nhân dân trong làng và những người con Ninh Xá đang học tập, công tác, sinh sống xa quê đóng góp công đức.
Hiện nay ngôi chùa có kiến trúc chữ Đinh (J) gồm 7 gian tiền đường và 3 gian thượng điện. Qua tam quan là sân chùa rộng 323,6 m2 được lát gạch vuông đỏ. Giữa sân có lư hương và bức phù điêu bằng đá chạm khắc long quần vân tản. Hai bên là rồng chầu biểu trưng cho thái bình, thịnh trị, trên là bức cuốn thư đá, một bên là ngọn bút thiêng thể hiện tinh thần hiếu học, một bên là thanh gươm báu thể hiện ý chí quật cường của dân tộc quyết bảo vệ non sông đất nước. Tiền đường dài 15,7 m, rộng 6,1 m xây kiểu bít đốc bổ trụ. Bộ khung chịu lực gồm 5 vì kèo kiểu kẻ chuyền chồng chóp, chạm nhẹ hoa văn lá lật, hai bộ vì áp hồi làm theo kiểu ván mê... Trong chùa còn lưu giữ được nhiều pho tượng cổ; 3 bia đá thời Nguyễn (thế kỷ XIX) ghi lịch sử ngôi chùa và những phật tử có lòng từ bi, góp công của để trùng tu, tôn tạo.

Những pho tượng cổ còn lưu giữ trong chùa Yên Quang - Ninh Xá mang đầy nét nghệ thuật và thần thái uy nghi đặc sắc

Với những chứng tích lịch sử, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của địa phương và lưu giữ, bảo tồn những giá trị di sản văn hóa, tinh thần của dân tộc và nhân dân địa phương. Năm 2019, được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo Phòng Văn hóa - thông tin thị xã Kinh Môn, Bảo Tàng tỉnh và Sở Văn hóa – thể thao và du lịch tỉnh Hải Dương. Ngày 23/12/2019 UBND tỉnh Hải Dương ra Quyết định số 4483, công nhận Chùa Ninh Xá – Yên Quang tự là Di tích lịch sử cấp tỉnh. Với tổng diện tích khoanh vùng bảo vệ là 1.758.5 m2

Đồng chí Nguyễn Thị Kha - Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin Thị xã Kinh Môn dự và trao bằng 

Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh chùa Ninh Xá (Yên Quang tự cho địa phương

Do tình hình dịch bệnh Covid 19, Ngày 24/3/2024, nhằm ngày 15/2 năm Giáp Thìn, đúng vào dịp Lễ hội truyền thống của làng, cán bộ và nhân dân Ninh Xá long trọng tổ chức Lễ đón bằng công nhận chùa Yên Quang là di tích lịch sử cấp Tỉnh. Đây là niềm vinh dự, tự hào lớn đối với mỗi người dân Ninh Xá – Lê Ninh. Di tích lịch sử cấp tỉnh Chùa Ninh Xá cùng với di tích lịch sử - Kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia đình Ninh Xá sẽ tạo thành quần thể di tích đẹp, mang đậm dấu ấn của một làng quê giầu truyền thống cách mạng và lịch sử văn hóa.     
Về với quê hương Ninh Xá hôm nay, chúng ta tự hào và vui mừng trước những đổi thay nhiều mặt và sự vững bền của một vùng quê mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc. Thắp nén nhang thơm trước anh linh nhị vị thành hoàng làng trong ngôi đình đã được xếp hạng quốc gia và vào chùa vãng cảnh, kính trình Tam bảo, học đức thánh hiền, thấm nhuần phật pháp, cúng dường đức phật tổ từ bi. Chúng ta cùng cầu chúc cho đất nước thái bình, quê hương đổi mới, trời cho mưa thuận gió hoà, đất góp hoa thơm trái ngọt; nhà nhà no ấm an lành, người người sang giầu hạnh phúc! 

                                                                                                       Bài và ảnh: Vũ Minh Thành

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2020

HÌNH TƯỢNG NGŨ PHÚC TRONG CÁC ĐỒ THỜ CÚNG

Theo quan niệm của người xưa đúc kết:
"Tuần tiết tứ thời Xuân tại thủ
Nhân sinh Ngũ phúc Thọ vi tiên"
Vậy Nhũ Phúc là gì? Ngũ Phúc là một từ nguyên ở trong Kinh Thư, (bộ sách do Khổng tử và các đệ tử biên dịch) thì ngũ phúc gồm năm (ngũ) điều:
Thọ (sống lâu)
Phú (giàu có)
Khang ninh (yên lành)
Du hảo đức (có đức tốt)
Khảo chung mệnh (vui, hết tuổi trời)
Dịch nghĩa:
Trường thọ là không bị chết non, phúc thọ là lâu dài.
Phú quý là tiền của rất nhiều, địa vị tôn quý.
Khang ninh là thân thể khoẻ mạnh, tâm hồn yên ổn.
Hiếu đức là tính lương thiện, nhân hậu, bình tĩnh.
Thiện chung là có thể tiên liệu thời kỳ chết của mình. Khi lâm chung không gặp tai họa, thân thể không đau đớn vì bệnh tật, trong lòng không vương vấn và phiền não, ôn hoà tự tại rời khỏi nhân gian.
Ngũ phúc là “ngũ dơi” ?

Trong tiếng Hán chữ Phúc và Con Dơi đồng âm với nhau, vì vậy người ta tin rằng dơi sẽ đem lại trường thịnh và thành công. Trong triều đại nhà Thanh, dơi là linh vật được xếp đứng hàng thứ hai sau rồng. Trong số những biểu tượng may mắn thêu trên long bào, dơi đỏ được thêu nhiều nhất, nó thường xuất hiện cùng với hình ảnh mây và nước trên long bào…Điều đó cũng chứng tỏ Dơi là một biểu tượng đem lại may mắn, thịnh vượng.
Sập ngũ phúc với hình ảnh ngũ phúc (dơi) Phúc – Lộc – Thọ – Khang – Ninh. Mang ý nghĩa cát lộc, cát tường.

Sập chạm sen:


   Sập sen – gia đình thủy tộc: Cảnh vật hài hòa, với cảnh đồng quê Việt Nam xưa có sen, có cò, vịt, cua, ốc,…Dành cho những người yêu thích sự hài hòa, tinh tế, có con mắt nghệ thuật.
           Sập mai điểu


Mai Điểu: Với hình tượng cây mai cổ thụ trăm tuổi có sức sống mãnh liệt, tươi tốt, trên có thêm chim (điểu) ríu rít gọi nhau tượng trưng cho mùa xuân, sức sống tràn đầy,…

Họa tiết hoa văn dùng trong đồ thờ cúng

Họa tiết hoa văn dùng trong đồ thờ cúng


          Chữ Thọ, Chữ Vạn, Phước Lộc Thọ …Sống thọ để hưởng phúc lộc vẫn là ước muốn muôn thuở muôn phương của nhân loại. Chữ thọ , chữ vạn được viết cách điệu để làm hoa văn đồ thờ cúng.
Chữ Thọ

 
CHỮ THỌ theo chữ Hán xếp vào bộ sĩ gồm có 5 chữ cấu thành.
Chữ SĨ xếp trên đầu chữ Thọ. Sĩ nghĩa đen là học trò, học rộng là sự hiểu biết, là tư duy. Như vậy điều đầu tiên muốn sống lâu thì bộ óc luôn luôn phải suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo. Có nhiều công trình khoa học có giá trị được đúc kết phát minh ở vào tuổi trên 70. Người Pháp có câu tục ngữ “Tôi suy nghĩ, là tôi tồn tại”. Như vậy thường xuyên suy nghĩ sáng tạo là giúp ta sống lâu.
Chữ cấu thành thứ 2 của chữ Thọ là chữ NHỊ, nghĩa đen là hai. Nghĩa rộng ra là quan hệ giao lưu qua lại. Người già muốn sống lâu phải thường xuyên giao tiếp tìm đối tác, trao đổi từng lĩnh vực của đời sống như văn hóa, chính trị, khoa học, kinh tế xã hội. Việc giao tiếp này cũng có nghĩa là nâng cao năng lực tư duy, giải tỏa những mắc mớ làm cho đầu óc thanh thản. Trong phương châm sống của người Trung Hoa, người già cần có vợ chồng chung thuỷ, có bạn bè tri kỉ để trao đổi tâm tình. Có nhiều cụ sống trên 80 tuổi, số bạn bè càng ngày ít vì các cụ đã dần dần ra đi, do đó cần phải tăng cường giao lưu để có nhiều bạn mới, có cơ hội gặp nhau thường xuyên, sống vui vẻ là ít bệnh tật hơn.
Chữ thứ 3 của chữ Thọ là chữ CÔNG, nghĩa là vận động. Người già muốn sống lâu cần vận động theo sức lực của mình, trong vận động đáng chú ý nhất là đi bộ.
Chữ thứ 4 là chữ Thọ là chữ KHẨU, nghĩa là miệng. Trong các chữ Hán có nghĩa phát ra lời nói, phần lớn có chữ Khẩu hoặc chữ Ngôn (nói). Chữ Khẩu trong chữ Thọ có nghĩa trừu tượng hơn.
Chữ thứ 5 là chữ cuối cùng của chữ Thọ là chữ THỐN, theo nghĩa đen là tấc, nghĩa rộng là sự đo đếm, là mực thước. Chữ này ở trong chữ Thọ là quy định 4 hoạt động trên đây đều nên ở một mực thước nhất định, là định lượng các hoạt động ở một mức thích hợp cho từng người chứ không phải cho tất cả mọi người.
Chữ Vạn
Chữ Vạn là một biểu tượng chữ thập với bốn góc vuông về góc phải và hướng sang bên phải, có hướng các đầu mút xoay ngược chiều kim đồng hồ. Hình chữ “Vạn” lại nổi tiếng được biết đến như là một biểu tượng rất phổ biến tượng trựng cho vận may tốt lành.
Hiểu theo tiếng Phạn có nghĩa là “phúc lộc, an khang, thành công, thịnh vượng”. Đây là biểu tượng của sự may mắn, đã từng xuất hiện lần đầu khoảng 16.000 đến 14.000 trước công nguyên.
Biểu tượng này được lấy ý tưởng từ việc quan sát vũ trụ, hệ mặt trời, nó thể hiện nơi phát sinh ra nguồn sống vô tận, và sự vĩnh hằng. Chữ Vạn còn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật , vị trí trên ngực. Nó biểu thị công đức vô lượng của Phật.
Biểu tượng chữ “Vạn” là một ký hiệu của những điều liên quan đến Mặt trời, con số 10.000 (“Vạn” còn có nghĩa là mười ngàn) ở Trung Quốc và Nhật Bản, sự trường tồn hoặc sự sáng tạo vô tận, và một vòng tròn đang quay. “ Khi chữ Vạn quay tròn theo chiều kim đồng hồ nó tượng trưng cho năng lượng, sức mạnh và sự thông thái của vũ trụ. Khi quay tròn ngược chiều kim đồng hồ nó tượng trưng cho sự khoan dung từ bi.”
Trong tiếng Phạn, biểu tượng “Vạn” được gọi là Swastika, và phiên âm sang Hán ngữ là Thất-lợi-bạt-tha có nghĩa là Cát Tường Hải Vân (vầng mây lành trên biển) hay Cát Tường Hỷ Triền (vòng xoay tốt lành). Biểu tượng này được quan niệm như một cát tướng. Nó biểu thị tính chất tốt lành của dân tộc Ấn Độ cổ đại nói riêng và của cả chủng người Aryan nói chung. Bà la môn giáo cho rằng biểu tượng “Vạn” chỉ là chòm lông xoáy ở trước ngực của thần Vishnu là một trong những tướng tốt của các vị thần này. Nhưng nguồn gốc sâu xa của văn hóa Ấn Độ thì biểu tượng “Vạn” vốn hình chòm lông xoắn ốc trên đầu con bò. Mà bò thần Nadin cũng có khi lại chính là hiện thân của thần, nên về sau biến thành tướng lông xoắn trước ngực thần Vishnu là vậy. Từ tướng tốt của thần về sau, được mở rộng quan niệm thành một trong ba mươi hai tướng tốt của bậc đại nhân đại đức – Trên ngực Đức Thích Ca Mâu Ni. Vấn đề này từ thế kỷ thứ VIII trước Tây lịch, Bà la môn giáo đã ghi chép tướng “Vạn” là thụy tướng trước lồng ngực của Thần Vishnu. Và đến khoảng thế kỷ thứ III trước Tây lịch kinh Phật ghi chép về tướng tốt này. Nếu nói ở một chừng mực nào đó thì biểu tượng “Vạn” của Phật giáo chỉ chịu ảnh hưởng của Bà la môn giáo chứ không hoàn toàn đồng nhất với Bà la môn giáo!

Bàn thờ khắc hoa văn chữ Vạn 

Nhưng nếu quan sát, ta thấy hiện nay trong các sách viết về Phật giáo cũng như trong các ngôi chùa Việt Nam biểu tượng “Vạn” không có sự thống nhất về chiều xoay. Ai thích xoay kiểu nào thì làm kiểu đó! Có khi là theo chiều kim đồng hồ , có khi là ngược chiều kim đồng đồng hồ . Với các từ điển gia cũng tương tự. Thiều Chửu cho rằng “Chữ này trong kinh truyện không có, chỉ trong kinh nhà Phật có thôi. Nhà Phật nói rằng khi Phật giáng sinh trước ngực có hiện ra hình chữ người sau mới biết chữ ấy. Trong bộ Hoa-nghiêm âm nghĩa nói rằng: chữ nguyên không có, đến niên hiệu Tràng-thọ thứ hai đời nhà Chu mới chế ra và âm là vạn, nghĩa là muôn đức tốt lành đều họp cả ở đấy. Lại chữ , nguyên tiếng Phạm là Śrīvatsalakṣaṇa. Các ngài La-thập, Huyền-trang dịch là đức , ngài Bồ-đề lưu-chi dịch là vạn . Ở bên Ấn-Độ thì tương truyền là cái tướng cát tường, dịch là đức là nói về công đức, dịch là vạn là nói về công đức đầy đủ. Song nguyên là hình tướng chứ không phải chữ, cho nên dịch là cát-tường hải-vân-tướng mà theo hình xoay về bên hữu là phải hơn. Vì xem như nhiễu Phật thì nhiễu về bên hữu, hào quang của Phật ở khoảng lông mày phóng ra cũng xoay về bên hữu, thì viết xoay về bên hữu mới là tướng cát-tường, có chỗ làm xoay về bên tả là lầm”.
ST

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2019

KIẾM TIỀN KHI MUIA SẮM TRÊN MẠNG ONLINE

Nếu bạn là người thường xuyên mua sắm trên mạng online, đã bao giờ bạn được hoàn lại tiền sau khi mua hàng chưa? Tôi đã đăng ký qua TichLuy.vn và mua sắm trên các trang mạng phổ thông như Lazada, Sendo, Tikki, adayroi, shoopee vv.... đăng ký xong cứ mua hàng bình thường, vẫn hưỡng các khuyến mãi như bình thường và cuối cùng, TichLuy đã gửi tin thông báo có thể rút tiền mặt. đó là sự thực. Đây là kinh nghiệm thực tế. Mọi người nếu thường xuyên mua sắm online hãy đăng ký để được hoàn tiền. Có thể đăng ký theo các link sau:
https://www.tichluy.vn/a/vuthan2
<a href='https://www.tichluy.vn/a/vuthan2' target='_blank' rel='nofollow'><img src='https://r1.tichluy.vn/Content/Images/logo-tichluy-2.png' alt='TichLuy.vn, mã giảm giá, khuyến mãi và hoàn tiền khi mua sắm' height='100' width='138' border='0'/></a>

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2019

Rau xương cá - Cải hoang – rau vị thuốc trị sốt nóng

Rau xương cá (Cải hoang) – rau vị thuốc trị sốt nóng

Ở quê tôi, rau này dân gian gọi là rau xương cá, thường mọc rất nhiều trên các luống hành vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân, luộc hoặc nhúng lẩu ăn có vị ngọt tự nhiên rất ngon.



Thông thường những loại rau mọc ngoài tự nhiên mà ta hay gọi là rau rừng, luôn có một dược tính nhất định nào đó. Cải hoang là rau rừng có ích, rau vị thuốc mà chúng ta nên quan tâm sử dụng.
Cải hoang có tên khoa học là Rorippa indica thuộc họ cải – Brassicaceae. Cải hoang còn có tên gọi khác là cải ma lùn, cải cột xôi, cải đất Ấn Độ. Cải hoang là loài cỏ một năm, cao 10-40cm. Thân phân nhánh, có rãnh dọc, thường nhẵn. Lá đơn mọc cách, phần lớn tụ ở gốc, những lá gốc xẻ thành tai và có cuống, những lá trên nguyên, ôm lấy thân, mép có răng. Hoa chùm, nhỏ, màu vàng nhạt. Cải hoang thường mọc hoang trên nương rẫy, bãi cát ven suối, ven sông.
Cải hoang dùng như rau, ngọn và lá non rửa sạch, luộc, xào, nấu canh, nhúng lẩu hoặc muối dưa.
Thông thường những loại rau mọc ngoài tự nhiên mà ta hay gọi là rau rừng, luôn có một dược tính nhất định nào đó. Cải hoang là rau rừng có ích, rau vị thuốc mà chúng ta nên quan tâm sử dụng.
1. Cải hoang có tá dụng giải nhiệt
- Cải hoang đun sôi toàn cây lấy nước uống thay trà chữa sốt nóng mùa hè, khô môi, nóng khát.
2. Cải hoang chữa bệnh cổ trướng ( Nam dược thần hiệu)
- Sao 12g cải hoang, trần bì 12g, vỏ rễ dâu ( lấy lớp trắng) 24g, gừng sống 3 lát sắc uống lúc đó. Hoặc dùng riêng một vị cải hoang, sao và tẩm rượu 7 lần, tán nhỏ, uống mỗi lần 2 -3 thìa hòa với rượu vào lúc đói.
3. Cải hoang chữa viêm gan thể giữ nước, viêm phổi tràn dịch màng phổi, ho suyễn ngực căng tức, phù tim mặt sưng thở gấp và viêm thận cấp, tiểu ít, phù to ( Theo Lê Trần Đức).
- Dùng 12 g cải hoang, mạch môn chế bỏ lõi, Ý dĩ sao, xa tiền, ngưu tất, mộc thông, dành dành và huyền sâm tất cả sử dụng với liều lượng là 12g, sắc uống.
Nguồn : Rau rừng Việt Nam – Trần Minh Đức