Thứ Ba, 12 tháng 2, 2019

Rau xương cá - Cải hoang – rau vị thuốc trị sốt nóng

Rau xương cá (Cải hoang) – rau vị thuốc trị sốt nóng

Ở quê tôi, rau này dân gian gọi là rau xương cá, thường mọc rất nhiều trên các luống hành vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân, luộc hoặc nhúng lẩu ăn có vị ngọt tự nhiên rất ngon.



Thông thường những loại rau mọc ngoài tự nhiên mà ta hay gọi là rau rừng, luôn có một dược tính nhất định nào đó. Cải hoang là rau rừng có ích, rau vị thuốc mà chúng ta nên quan tâm sử dụng.
Cải hoang có tên khoa học là Rorippa indica thuộc họ cải – Brassicaceae. Cải hoang còn có tên gọi khác là cải ma lùn, cải cột xôi, cải đất Ấn Độ. Cải hoang là loài cỏ một năm, cao 10-40cm. Thân phân nhánh, có rãnh dọc, thường nhẵn. Lá đơn mọc cách, phần lớn tụ ở gốc, những lá gốc xẻ thành tai và có cuống, những lá trên nguyên, ôm lấy thân, mép có răng. Hoa chùm, nhỏ, màu vàng nhạt. Cải hoang thường mọc hoang trên nương rẫy, bãi cát ven suối, ven sông.
Cải hoang dùng như rau, ngọn và lá non rửa sạch, luộc, xào, nấu canh, nhúng lẩu hoặc muối dưa.
Thông thường những loại rau mọc ngoài tự nhiên mà ta hay gọi là rau rừng, luôn có một dược tính nhất định nào đó. Cải hoang là rau rừng có ích, rau vị thuốc mà chúng ta nên quan tâm sử dụng.
1. Cải hoang có tá dụng giải nhiệt
- Cải hoang đun sôi toàn cây lấy nước uống thay trà chữa sốt nóng mùa hè, khô môi, nóng khát.
2. Cải hoang chữa bệnh cổ trướng ( Nam dược thần hiệu)
- Sao 12g cải hoang, trần bì 12g, vỏ rễ dâu ( lấy lớp trắng) 24g, gừng sống 3 lát sắc uống lúc đó. Hoặc dùng riêng một vị cải hoang, sao và tẩm rượu 7 lần, tán nhỏ, uống mỗi lần 2 -3 thìa hòa với rượu vào lúc đói.
3. Cải hoang chữa viêm gan thể giữ nước, viêm phổi tràn dịch màng phổi, ho suyễn ngực căng tức, phù tim mặt sưng thở gấp và viêm thận cấp, tiểu ít, phù to ( Theo Lê Trần Đức).
- Dùng 12 g cải hoang, mạch môn chế bỏ lõi, Ý dĩ sao, xa tiền, ngưu tất, mộc thông, dành dành và huyền sâm tất cả sử dụng với liều lượng là 12g, sắc uống.
Nguồn : Rau rừng Việt Nam – Trần Minh Đức